Trường Dục Thanh – Ngôi trường nhỏ mang đậm dấu ấn lịch sử tại Phan Thiết

trường dục thanh
3.4/5 - (5 bình chọn)

Trường dục thanh là ngôi trường được các nhà nho, sĩ phu yêu nước thành lập tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vào năm 1907 để hướng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà bác Hồ Chí Minh đã từng dạy học một thời gian, trước khi đi tìm đường cứu nước. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những kỷ vật xưa quý báu của các nhà nho và bác Hồ khi còn dạy học. Cùng theo chân Làng chài xưa tìm hiểu và tham quan ngôi trường này nhé!

Trường Dục Thanh – Nơi lưu giữ lịch sử hiếu học, ái quốc

Đôi nét về trường Dục Thanh

Trường cách trung tâm Phan Thiết khoảng 24km, mất tầm 30 phút để di chuyển. Trường Dục Thanh được xây dựng ở trên đất nhà thờ Họ Nguyễn, ở làng Thanh Đức( ngày nay trường tọa lạc ở địa chỉ 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết, Bình Thuận).

Trường Dục Thanh – Ngôi trường nhỏ mang đậm dấu ấn lịch sử

Trường Dục Thanh (lúc xưa có tên là Dục Thanh Học Hiệu) thành lập vào năm 1907, trường được mở dạy cho con em của người yêu nước, và người lao động nghèo yêu nước. 

Kinh phí xây dựng trường do ông Huỳnh Văn Đẩu – một phú gia có lòng ái quốc ở địa phương và tài trợ của Liên Thành Thương Quán (nay là công ty Liên Thành). Nhờ 2 nguồn đó tài trợ kinh phí xây dựng trường mà các học sinh không phải trả tiền học.

Hàng cây trải dài xanh mát

Trường do ông Nguyễn Quý Anh làm giám hiệu, và hai giảng viên chính là Nguyệt Hiệt Chi và Trần Đình Phiên.

Là ngôi trường tiến bộ thời bấy giờ, mà trường Dục Thanh được các sĩ phu yêu nước gửi con em mình đến học rất đông, gồm: 4 lớp dạy khoảng 100 học sinh từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Hội An,..và rất nhiều nơi khác. 

Cây cối, xung quanh trường được chăm sóc mọc xum xuê

Xem thêm nhiều thông tin du lịch hấp dẫn tại Mũi Né: https://langchaixua.com/category/du-lich-mui-ne/

Trường Dục Thanh và bác Hồ Chí Minh

Trường Dục Thanh mà nơi Bác Hồ đã từng dạy trước thời gian đi tìm đường cứu nước

Trường Dục Thanh là một trong những ngôi trường không chỉ hội tụ các sĩ phu yêu nước, hay những học sinh tài giỏi với tư tưởng tiến bộ, lòng ái quốc mà nơi đây cũng là nơi từng ghi dấu bước chân Người.

Bác được ông nghè Trương Gia Mô – vốn là bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc, giới thiệu với Hồ Bá Tang đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. 

Vào tháng 8 năm 1910, trường Dục Thanh mà nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Bác Hồ lúc 20 tuổi) đã dạy học tại ngôi trường này, truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho các học trò của mình. Vào những giờ ngoại khóa, bác thường dẫn các học trò của mình tham quan các cảnh đẹp tại Phan Thiết.

Những thông tin lịch sử được làm thành những tấm bảng cho du khách dễ dàng đọc

Đến tháng 2 năm 1911, Bác đã rời trường Dục Thanh đến Sài Gòn để đi tìm đường cứu nước. Hiện nay trường vẫn còn lưu giữ những kỉ niệm, kỷ vật quý báu của Bác, khi Bác dạy học tại nơi đây.

Cuối năm 1911, ông Nguyễn Quý Anh – giám hiệu của trường phải chuyển vào Sài Gòn đảm trách Đổng lý phân cuộc Liên Thành ở Chợ Lớn. Do đó, không còn ai giám hiệu và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Liên Thành Thư Xã cũng đóng cửa ít lâu trước đó, chỉ còn công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động đến hiện tại.

Có thể bạn quan tâm: https://langchaixua.com/du-lich-mui-ne/an-gi-o-phan-thiet/

Tham quan trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh gồm có 2 cấu trúc chính đó là gồm nhà lớn để dạy học được làm bằng gỗ, và Ngọa du sào – là một ngôi nhà nhỏ, nơi làm việc, đàm luận văn và dùng để tiếp khách.

Những chiếc bàn, chiếc ghế vẫn còn nguyên vẹn mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử

Qua năm tháng, quang cảnh trường Dục Thanh vẫn được lưu giữ cẩn thận từ những chiếc bàn, chiếc ghế, chiếc án thư, tủ đứng, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, hay cây khế cụ Nguyễn Thông trồng cách đây 100 năm được Bác chăm sóc nuôi dưỡng, chiếc giếng nhỏ nhắn được xây dựng phía sau Ngọa Du Sào,… 

Ngọa Du Sào là nơi tiếp khách
Chiếc giếng nước nhỏ là nơi mà Bác lấy nước để chăm sóc cây cối xung quanh

Hàng cây xung quanh um tùm, cao lớn cũng đủ biết rằng nó đã trải qua hàng trăm năm, chứng kiến những thay đổi của lịch sử nước ta.

Không khí ở trường rất mát mẻ vì được trồng nhiều cây cối

Những hàng cây si cao lớn, vẫn mọc xanh tươi cả một bầu trời, không khí tại trường học rất mát mẻ, và những hàng cây vẫn được chăm sóc, cắt tỉa gọn gàng thường xuyên.

Trường Dục Thanh được công nhận là di sản lịch sử – văn hóa

Trường Dục Thanh được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Những cảnh vật này như tái hiện lại những hình ảnh năm xưa trong thời gian cha ông ta vẫn còn cực khổ để bảo vệ, giữ nước.

Cảnh vật giữ nguyên, như tái hiện lại hình ảnh năm xưa

Kết luận

Trường Dục Thanh là một cái nôi của tình thần yêu thương quê hương đất nước và sự hiếu học, ái quốc. Người dân Bình Thuận vẫn luôn tự hào về ngôi trường này, không chỉ thế mà nơi đây còn giúp phần phát triển ngành du lịch tại Bình Thuận. Và hàng năm, được hàng nghìn người trong và ngoài nước đến tham quan và biết thêm về lịch sử của ngôi trường, của Việt Nam.

>>>Xem thêm các bài viết khác:

1 thoughts on “Trường Dục Thanh – Ngôi trường nhỏ mang đậm dấu ấn lịch sử tại Phan Thiết

  1. Pingback: BẠN ĐANG TÌM THUÊ VILLA PHAN THIẾT GIÁ RẺ - VIEW ĐẸP? - Đặc sản Làng Chài Xưa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button