Bánh đúc là một trong những món ăn dân giã được nhiều người biết đến, món bánh này có mặt ở hầu hết cả 3 miền của tổ quốc. Điểm đặc biệt ở đây là tuy có cùng nguồn nguyên liệu giống nhau nhưng cách làm bánh đúc của 3 miền lại khác nhau. Song cho cùng, hương vị của chúng lại khiến ta mê đắm. Nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ làm đã khiến món bánh đúc trở thành món ăn thịnh hành của cả 3 miền. Cùng Nước Mắm Tĩn tham khảo qua cách làm bánh đúc của người miền bắc xem có khác gì với những nơi khác không nhé!
Tóm tắt nội dung
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột gạo tẻ: 150g
- Bột năng: 150g
- Nước lọc: 700ml
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Dầu ăn
- Dầu mè
- Thịt heo xay: 300gr
- Mộc nhĩ: 20g
- Nấm hương khô: 20g
- Hành củ: 2 củ
- Nước mắm nguyên chất
- Nước cốt chanh: 1 trái
- Rau mùi 100g
- Gia vị khác: đường, muối, tiêu xay
Xem thêm các công thức món ăn ngon dành cho gia đình bạn: https://langchaixua.com/category/cau-chuyen-nuoc-mam/
Cách làm bánh đúc mặn chuẩn vị miền Bắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nấm hương khô sau khi mua về ngâm trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút cho nở. Dùng dao cắt bỏ đi phần chân nấm, băm nhuyễn.
- Mộc nhĩ sau khi mua về cũng mang đi ngâm nước ấm từ 10 – 15 phút cho nở. Cắt bỏ phần chân nấm, thái sợi rồi băm nhuyễn.
- Hành củ bóc sạch phần vỏ bên ngoài, rửa sạch, rồi mang đi băm nhuyễn.
Bước 2: Làm nhân bánh đúc
Chuẩn bị một cái bát lớn, cho thịt xay, nấm hương và mộc nhĩ vào trộn đều. Tiếp đến nêm vào bắt một ít muối, hạt nêm và nước mắm, nêm nếm sao cho vừa ăn.
Bắt một chảo dầu ăn lên bếp, để lửa vừa. Cho hành tím vào phi thơm, thì cho hết phần thịt xay và nấm vừa trộn vào xào săn.
Xem thêm: Cách Pha Nước Mắm Cho 10 Món Ăn Phổ Biến Của Người Việt Nam
Bước 3: Pha bột
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một cái nồi lớn,cho vào nồi 150gr bột gạo tẻ, 150gr bột năng, 1/2 thìa cafe muối và 700ml nước.
Dùng đũa khuấy thật đều tay cho đến khi bột tan hết, có thể lọc qua rây hoặc vãi để loại bỏ đi phần bột bị vón cục.
Ngâm bột khoảng từ 1 -1,5 tiếng cho bột lắng xuống đáy. Nhẹ nhàng dùng vá múc bớt phần nước trên mặt qua một cái bát khác. Tiếp đến đong một lượng nước đúng bằng phần nước vừa múc ra, đổ lại vào nồi, khuấy đều.
Có thể bạn quan tâm: Cách Pha Nước Mắm Sệt Chua Ngọt Ngon Dùng Cho Nhà
Bước 4: Nấu bánh đúc
Bắt nồi bột lên bếp, để lửa ở mức vừa, dùng đũa khuấy đều tay, liên tục trong suốt quá trình nấu tránh để hỗn hợp bị cháy ở đáy nồi. Khoảng từ 2-3 phút, thì hỗn hợp bột bắt đầu sệt và đặc dần lại, hạ nhỏ lửa, tiếp tục khuấy đều.
Khuấy đến khi hỗn hợp bột đặc sệt lại và bắt đầu chuyển sang màu trắng đục. Lúc này chỉnh lửa xuống mức thấp nhất, cho 2 muỗng dầu ăn và 1 muỗng dầu mè vào khuấy đều.
Khuấy liên tục trong khoảng 5-10 phút với mức lửa nhỏ nhất, đến khi bột bắt đầu trong suốt, dẻo quánh và không thấy vị bột sống nữa thì được. Tắt bếp, đậy hé vung để bánh không bị khô mặt trên.
Bước 5: Công thức pha nước mắm chua ngọt ăn bánh đúc
Tương tự như bánh đúc mặn ở những vùng khác, bánh đúc miền Bắc cũng được dùng chung với nước mắm chua ngọt. Theo nhiều người, bánh đúc mặn ngon hay dỡ phụ thuộc rất nhiều vào phần nước mắm.
Công thức pha nước mắm bánh đúc thường được sử dụng theo tỷ lệ 1:1:1, tức là cứ 1 muỗng nước cốt chanh thì sẽ được pha với 1 muỗng đường, 1 muỗng nước lọc. Tùy vào lượng bánh làm ra mà bạn có thể gia giảm cho phù hợp. Cuối cùng là không thể thiếu tỏi và ớt băm nhuyễn.
Thành phẩm món bánh đúc mặn
Khi ăn, múc bánh đúc ra chén, cho nhân lên trên rồi trang trí bằng một ít ngò rí, cuối cùng là chan nước mắm chua ngọt lên trên. Phần bánh đúc mềm dẻo, khi ăn có thể cảm nhận được độ béo nhẹ của bột, vị mặn của nước mắm, giòn giòn của nấm.
Nước mắm chua ngọt Làng Chài Xưa cao cấp, nguyên liệu tươi, thơm ngon đặc biệt, pha sẵn từ chanh tỏi ớt vị đậm đà
Nếu bạn không có nhiều thời gian trong việc pha chế nước mắm cho món bánh đúc, bạn có thể tham khảo nước mắm chua ngọt cao cấp Làng chài xưa được pha sẵn, ngon như nhà làm. Nước mắm chua ngọt Làng Chài Xưa rất thơm ngon và khác biệt, được làm công phu bằng nguyên liệu tươi chanh tỏi ớt. Nước mắm nhỉ cá cơm nguyên chất 40N đạm, ủ thùng gỗ, chanh tươi, tỏi và ớt xiêm tươi hòa quyện nồng nàn giúp món ăn ngon hơn rất nhiều, đặc biệt là cơm tấm sườn nướng hoặc cá cá chiên gỏi xoài. Hãy cảm nhận hương vị thơm ngon tự nhiên.
Tham khảo sản phẩm nước mắm chua ngọt Làng chài xưa pha sẵn cao cấp được làm từ nguyên liệu tươi: https://langchaixua.com/san-pham/nuoc-mam-chua-ngot-lang-chai-xua/
Lưu ý cần biết khi làm bánh đúc mặn
Cách làm bánh đúc theo công thức này, bạn không cần phải sử dụng hàn the hay vôi. Bởi vì phần bột gạo có thể tạo độ cứng giòn, bột năng tạo độ dai dẻo cho bánh. Tỉ lệ bột gạo và bột năng được sử dụng trong công thức là 1:1 cho bánh có độ giòn mềm vừa phải.
Vì vậy, nếu càng nhiều bột năng thì bánh sẽ càng mềm, dẻo và dai hơn. Bột gạo nhiều thì bánh sẽ cứng giòn hơn.
Ngoài ra, lượng nước cũng quyết định đến độ mềm của bánh đúc. Nếu càng nhiều nước thì bánh sẽ càng mềm hơn. Dựa vào đó, bạn có thể tùy ý điều chỉnh lượng bột năng, bột gạo và nước trong công thức để phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Lời kết
Cách làm bánh đúc miền Bắc dễ dàng thực hiện với các bước đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, không quá cầu kỳ. Còn chần chừ gì mà không làm ngay để chiêu đãi gia đình bạn trong những dịp cuối tuần này. Làng chài xưa chúc bạn thành công với công thức này nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Top 3 Công thức pha nước mắm bánh ướt siêu ngon cho những ai chưa biết
- Cách Kho Thịt Ngon Với Nước Mắm Nhỉ Truyền Thống
- Cách làm món cá kho riềng – Đặc sản cá kho miền Bắc
- Cách nấu gà hầm hạt sen thơm ngon, bổ dưỡng
- Sò điệp nướng mỡ hành – Thơm ngon, béo béo, dễ làm ngay tại nhà
- Cách làm bánh tráng trộn sa tế tỏi tắc siêu cay “hít hà”