Văn Hoá Ăn Bánh Tráng Gạo Của Người Bình Định

bánh tráng cuốn Tây Sơn Bình Định được cuốn bằng bánh tráng gạo
3/5 - (3 bình chọn)

Nhắc đến bánh tráng thì chúng ta nhắc đến vô vàn các món ăn có thể ăn cùng bánh tráng, hay thậm chí bánh tráng là món chính được sáng tạo cùng rất nhiều kiểu ăn khác nhau. Tuy nhiên đúng là mỗi một vùng, mỗi một địa phương thì văn hóa ăn bánh tráng lại rất khác nhau. Có những nơi thì dùng bánh tráng tạo nên những món ăn vừa quen vừa lạ, có những nơi chỉ cần giữ nguyên sự đơn giản mộc mạc của bánh tráng để chế biến món ăn cho địa phương mình.

Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi quê mình sử dụng những chiếc bánh tráng với mục đích gì, vào món ăn nào chưa? Những món ăn đó có khiến bạn cảm thấy hấp dẫn và muốn giới thiệu đến bạn bè địa phương khác, hay thậm chí là đất nước khác? Và bạn có biết đến Bình Định? Văn hóa ẩm thực của nơi này có gì đặc sắc hay những món ăn làm từ bánh tráng có gì hấp dẫn bạn không? Nếu bạn chưa kịp biết đến thì chúng ta với bài viết này sẽ đi tìm hiểu xem văn hóa ăn bánh tráng của người Bình Định sẽ như thế nào, có đáng để chúng ta thưởng thức và ngợi khen không nhé.

Tìm Hiểu Về Văn Hóa Ẩm Thực Của Bình Định

Nếu như bạn không biết thì Bình Định là một địa danh có một cội nguồn văn hóa rất xa xưa, có thể nói nếu như phương Bắc tự hào vì nền văn hóa Đông Sơn, phương Nam lại đại diện có nền văn hóa Óc Eo thì Bình Định được xếp vào trung điểm của khu vực phía Trung, có nền văn hóa Sa Huỳnh – Truông Xe. Chính vì vậy mà nếu bạn đã từng du lịch đặt chân đến Bình Định sẽ được diện kiến những ngọn tháp Chăm pa hiên ngang, ngạo nghễ, đẹp đến mức phải trầm trồ khen ngợi, cùng với đó còn là những buổi lễ hội đặc trưng và đương nhiên không thể thiếu nền văn hóa ẩm thực cũng đầy thu hút của người dân Bình Định rồi.

Hầu hết các lễ hội của Bình Định đều nhằm để tôn vinh và tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc, và đương nhiên trong những lễ hội đó không thể không kể đến sự góp mặt của những món ăn truyền thống, đã làm nên nét đặc trưng khiến thực khách ngây ngất vì những món ăn ngon đến nức lòng.

Có thể kể đến những món ăn đặc sản của miền đất Bình Định như:
– Bún chả cá Quy Nhơn
– Bánh hỏi Diêu Trì
– Bánh xèo Mỹ Cang
– Nem chợ Huyện
– Bánh ít lá gai
– Bánh tráng nước dừa

bÁNH tráng gạo của người bình định
Nguồn hình: Internet

Và không ít những món ăn có liên quan đến bánh tráng, hay đặc biệt cách thưởng thức thứ bánh dân dã đơn giản này của người dân Bình Định lại tạo nên một nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Bạn có tò mò muốn tìm hiểu thêm về văn hóa ăn bánh tráng của người Bình Định không? Cũng là chiếc bánh tráng giống như bao nơi khác, nhưng người Bình Định đã đem ra thưởng thức chúng ra sao mà để chúng ta cần phải tìm hiểu đến vậy?

Bánh Tráng Được Sử Dụng Với Các Nơi Khác Như Thế Nào?

Như bạn cũng biết thì bánh tráng Bình Định rất đa dạng và ngon không kém các loại bánh tráng nổi tiếng khác như bánh tráng Trảng Bàng của tây Ninh, bánh tráng Phú Long của Phan Thiết,… Tuy nhiên, cái thú thưởng thức bánh tráng thì ở Bình Định là có một lối riêng cho mình, có vẻ cách ăn bánh tráng này ít nhiều liên quan đến một khía cạnh sinh hoạt trong quân đội dưới thời vua Quang Trung.

Để so sánh thì mọi người thường ăn bánh tráng bằng cách nào? Có phải là sẽ sử dụng bánh tráng đã nướng lên rồi bẻ thành từng miếng vừa ăn, ăn giống như một món ăn nhẹ trước các bữa tiệc hay đơn giản là nhâm nhi trong các buổi chè chén? Hay bánh tráng được sử dụng cho mục đích chính trong một số món ăn của bữa ăn, như dùng bánh tráng để xúc ăn với chả cá, đậu xào, hến ốc… Có nơi lạ lắm thì sẽ dùng bánh tráng nướng đem giã thật nhuyễn ra rồi dùng để thay thế gạo rang làm thính, trộn với tai heo, thịt đầu heo làm món nộm siêu ngon.

Mà được dùng nhiều nhất thì vẫn là thứ bánh tráng khô nhúng nước cho mềm ra rồi đặt lên nào là chút thịt bằm trộn với lòng đỏ trứng, mộc nhĩ, miến rong, nấm hương, trộn đều tạo nên một hỗn hợp hoàn hảo được bọc bởi bánh tráng rồi đem chiên ráng lên, chúng ta được món nem rán vàng ruộm thơm nức. Hoặc cũng có thể cuốn thịt, cuốn tôm rồi chiên lên là được món chả ram ngon lành. Rồi dùng để cuốn với nem nướng, cuốn thịt bò nhúng dấm, làm gỏi cuốn với dăm ba cọng rau, thêm miếng thịt, lát tôm luộc nữa là xong.

bánh tráng cuốn Tây Sơn Bình Định được cuốn bằng bánh tráng gạo
Nguồn hình: Internet

Cũng có thể nói là tùy vào từng địa phương, từng đặc sản ở khu vực hay tùy thời tiết, thậm chí là tùy vào khả năng tài chính của mỗi gia đình mà những nguyên liệu được bọc bên trong thứ bánh tráng kia có thể thay đổi cho phù hợp.

Rồi còn gì nữa, bánh Đập với cách làm là một lớp bánh ướt ở trên, bánh khô ở dưới, gấp đôi kẹp lại rồi đập một cái cho hai lớp bánh cùng dính với nhau. Rồi bánh ướt có thể xắt nhỏ thành sợi làm bánh phở, không thì phơi khô làm các món xào cũng ngon tuyệt vời.

Xem thêm bánh tráng gạo Làng Chài Xưa của Phan Thiết: https://langchaixua.com/hello-mui-ne/cau-chuyen-banh-trang/sieu-pham-banh-trang-phan-thiet-bon-mau-tu-bao-tang-lang-chai-xua/

Lối Ăn Bánh Tráng Riêng Của Người Bình Định

Vậy thì lối ăn bánh tráng của người Bình Định có gì lạ đâu, người Bình Định cũng dùng bánh tráng như bao nơi khác, cũng có bánh tráng nướng, bánh tráng dùng để làm nem chả, gỏi cuốn, cũng đem xào, đem nấu. Thậm chí món cuốn được yêu thích nhất ở Bình Định là món bánh tráng cuốn “thịt lụi” với nguyên liệu từ thịt bò nướng trên que tre rồi cuốn với chả ram, rau thơm và chấm chung với nước tương pha chế.

Nhưng, quay lại về việc vì sao nói người Bình Định lại ăn bánh tráng lạ hơn những nơi khác, đó là người Bình Định có lối ăn bánh tráng cuốn mà không cuốn thứ gì cả, tức là đơn giản chỉ là bánh tráng đơn thuần mà thôi.

Bánh tráng gạo của người Bình Định rất đa dạng
Nguồn hình: Internet

Nếu như bạn không tin thì ở đấy người ta ăn rất nhiều bánh tráng kiểu ăn không như vậy, thậm chí là dùng bánh tráng để ăn thay cơm. Những người nông dân mỗi sáng chuẩn bị đi làm đồng nếu không thuận tiện để nấu bữa cơm vội thì cứ cuốn mấy chiếc bánh tráng mang đi ăn thay cho cơm sáng. Những cô cậu học trò mà phải ở trọ học xa nhà thì cũng hay mang kèm theo cả chồng bánh tráng, rồi sáng ra nhúng xíu nước mà cuốn ăn sáng. Rồi có những gia đình làm nghề thủ công như dệt vải, đập xơ dừa hay chắp trân dệt chiếu… phải làm việc đến đêm khuya thì cũng thường cùng nhau ăn bữa khuya bằng những cuốn bánh tráng nhúng nước…

Và cuốn bánh tráng ở đây cũng rất linh động nhé, nhà nào còn đồ ăn gì thì dùng cái đó cuốn chung với bánh tráng mà ăn, nhà có rau thì cuốn rau, có thịt cá thì cuốn với thịt cá, mà chẳng có gì thì ăn bánh tráng không vậy cũng là ngon rồi. Nói đến đây rất có thể nhiều người sẽ nói cái việc ăn bánh tráng không như vậy thì có gì mà ngon với hấp dẫn đâu, thế nhưng với người dân Bình Định thì lại khác, họ nghiện thứ bánh được làm từ gạo từ nước giản dị như vậy.

Bánh tráng gạo nướng thơm ngon
Nguồn hình: Internet

Phải nói chính xác hơn thì những người con Bình Định dường như ai cũng có cái nhìn sâu đậm với thứ bánh tráng đơn thuần ấy, họ lặn lội tìm cho bằng được loại bánh tráng thích hợp để mà ăn cho đỡ nhớ. Mà bánh tráng để làm họ mê mẩn là loại bánh tráng không quá mỏng, không được quá mặn, không có mè thì càng tốt.

Nguồn Cơn Văn Hóa Ăn Bánh Tráng Của Người Bình Định

Có một câu thắc mắc lớn đó là tại sao nơi được cho là dùng nhiều bánh tráng nhất, có nhiều món ngon về bánh tráng nhất lại có thể có cách ăn bánh tráng đơn giản và lạ lùng đến thế. Cái khác biệt căn bản nhất ở đây chính là với những địa phương khác, họ dùng bánh tráng để chế biến ra các món ăn khác nhau, ăn kèm, ăn chung với các nguyên liệu khác. Còn ở Bình Định bánh tráng có thể được coi là dùng thay như cơm như gạo.

Bánh tráng gạo của Bình Định nướng lên ăn với cháo
Nguồn hình: Internet

Thậm chí người ta còn nói rằng phong cách ăn bánh tráng này có liên quan đến thời vua Quang Trung như đã đề cập ở đầu bài viết. Nó được bắt nguồn từ quân đội Tây Sơn, họ dùng bánh tráng giống như một loại lương khô để duy trì sự sống, cộng với việc bảo quản tiện lợi, dễ ăn, dễ mang theo. Suy xét lại thì cũng có phần đúng, với đội quân binh sĩ cả ngàn cả trăm người mà đem cơm ra nấu từng bữa thì rất bất tiện, nhất là những lúc cần kíp thì bánh tráng có sẵn trong tay, chỉ cần nhúng nước rồi cuốn lại mà ăn là được. Mặc kệ quân địch thì phải lích kích nấu nướng, quân ta không cần nấu. Vừa tiết kiệm thời gian lại sẵn sàng chiến đấu, vừa ăn vừa chạy, thế chẳng phải bánh tráng chính là có công góp phần vào những thắng lợi của đội quân thời vua Quang Trung còn gì.

Nói tóm gọn lại vậy thôi, bạn có thể hiểu thêm về văn hóa ăn bánh tráng có phần “lạ lùng” của người dân Bình Định, cũng như biết thêm nhiều món ăn về bánh tráng nổi tiếng của Bình Định. Còn nếu sau khi đọc xong bài viết bài bạn nhận ra là mình đang thèm một vài món ăn liên quan đến bánh tráng, muốn được tự tay làm thết đãi bạn bè, gia đình, vậy thì hãy tham khảo những chiếc bánh tráng sạch của Làng Chài Xưa nhé, với công thức 300 năm từ Bảo tàng Làng Chài Xưa, được làm từ gạo Nàng thơm trứ danh, cùng với 4 màu tự nhiên từ củ dền, nghệ tươi, gạo huyết rồng và gạo Nàng thơm, chắc chắn đây sẽ là những chiếc bánh tráng khiến món ăn bạn làm ra thêm phần hấp dẫn và ngon miệng đấy. Hãy đặt mua hàng ngay với Làng Chài Xưa nhé.

Xem thêm bài viết về bánh tráng gạo cuốn cá hấp của người Miền Trung: https://langchaixua.com/hello-mui-ne/cau-chuyen-banh-trang/ve-mien-trung-nhat-dinh-phai-an-mon-banh-trang-nhung-cuon-ca-hap/

 

 

One thought on “Văn Hoá Ăn Bánh Tráng Gạo Của Người Bình Định

  1. Pingback: Hướng Dẫn Cách Làm Món Bánh Tráng Cuộn Bơ Của Người Sài Gòn - Đặc sản Làng Chài Xưa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button