Dinh Vạn Thủy Tú hay còn được nhiều người gọi là Đình Vạn Thủy Tú, nơi đây là một trong những địa điểm du lịch khá nổi tiếng. Những du khách đến với nơi đây đa phần là vì sự tò mò về tục thờ cá ông cũng như bộ xương cá ông lớn nhất của lưu giữ tại nơi đây.
Dinh Vạn Thủy Tú được biết đến là một trong những dinh vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển Bình Thuận. Được xây vào năm năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông, bên trong vạn là nơi thờ cúng gần hơn 100 bộ xương cá Ông. Ngoài ra còn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các hoành phi, khám thờ, tượng thờ, liễn đối, trên văn khắc của đại hồng chung.
Tóm tắt nội dung
Dinh Vạn Thủy Tú ở đâu?
Dinh Vạn Thủy Tú nằm ngự trên con đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Để di chuyển đến đây bạn có thể đi từ siêu thị Co.opmart khi qua khỏi cầu Trần Hưng Đạo là sẽ thấy được tấm bảng hướng dẫn. Rẽ vào đường Ngư Ông đi thêm khoảng 500 mét nữa là bạn sẽ thấy cổng vào Dinh Vạn Thủy Tú.
Khi đến với nơi đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm của vạn mà còn có thể biết nhiều thêm về các phong tục, tín ngưỡng của các ngư dân nơi đây.
Lịch sử hình thành cho đến công nhận di tích lịch sử của Dinh Vạn Thủy Tú
Lịch sử hình thành Dinh Vạn Thủy Tú
Theo sử sách, Dinh Vạn Thủy Tú được các ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 với mục đích để thờ Cá Ông. Lúc mới xây dựng, vạn chỉ là một gian nhà gỗ lợp mái lá, sau đó được tôn tạo hoàn chỉnh dần bằng tường gạch, mái lợp ngói với tổng diện tích hơn 500m2.
Mặc dù đã trải qua thời gian dài nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những nét đẹp của thở sơ khai. Về thiết kế, phong cách bài trí và thờ phượng của Dinh Vạn gần giống với các ngôi đình, do đó nhiều du khách thường bị nhầm lẫn và gọi nơi đây là Đình Vạn Thủy Tú.
Quá trình Dinh Vạn Thủy Tú được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia
Dinh Vạn Thủy Tú được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia vào năm 1996. Từ lúc xây dựng cho đến nay, vạn đã chứa một số lượng lớn gần 600 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số chúng có niên đại lên đến 100 – 150 năm, trong đó những bộ xương to sẽ được ngư dân đem đi thờ cúng tôn nghiêm.
Nơi đây còn là nơi lưu trữ rất nhiều di sản văn hóa Hán – Nôm liên quan đến nghề biển thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, liễn đối và trên văn khắc của đại hồng chung.
Không những thế, nơi đây còn được công nhận là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các vị tướng lĩnh nhà Nguyễn đã không ít lần được cá voi cứu nạn trên biển. Hiện nơi đây đang lưu giữ tất cả 24 sắc phong của các đời vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Trong đó, riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây được xem là điều hiếm thấy so với các di tích khác.
Xem thêm nhiều thông tin du lịch hấp dẫn tại Mũi Né: https://langchaixua.com/category/du-lich-mui-ne/
Kiến trúc cổ kính, trang nghiêm tại Dinh Vạn Thủy Tú
Dinh Vạn Thủy Tú được thiết kế theo lối kiến trúc “tứ trụ” thể hiện ở các vì, kèo, cột đều xuất phát từ đỉnh các tứ trự, các loại gỗ trong vạn đều là các loại gỗ tốt được lắp ghép chau chuốt, được chạm khắc một cách tỉ mỉ.
Khuôn viên bên ngoài Vạn Thủy Tú
Dinh Vạn Thủy Tú sở hữu một khuôn viên rộng lớn với mang đậm phong cách cổ kính xưa. Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên có lẽ là Ngọc Lân Thánh địa, sở hữu diện tích rộng nhất khuôn viên, đây là nơi dùng để mai táng cá Ông mỗi khi Ông “lụy” và dạt từ biển vào.
Kiến trúc bên trong Dinh Vạn Thủy Tú
Từ ngoài bước vào trong, chính giữa đình sẽ là nơi thờ cúng thờ Nam Hải Cự tộc Ngọc lân Tôn thần tức là ông Nam Hải. Bên phải thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư Tôn thần tức ông tổ nghề nông ngư nghiệp. Bên trái thờ Thủy long Thánh phi Nương nương Tôn thần tức Nữ Thần Nước. Ở phía sau là nơi thờ những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn. Ngoài ra, ở cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.
Tục thờ cá ông cầu may của ngư dân biển
Tục thờ cá ông từ lâu đã trở thành một nét đẹp tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa đến toàn bộ các tỉnh ven biển miền Nam. Đây là tín ngưỡng lâu đời của ngư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. Ngư dân thường thờ cúng Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm.
Nguồn gốc của tục thờ cá ông
Tục thờ Cá Ông có nguồn gốc xuất phát từ tục thờ Cá Ông của người Chăm. Tuy nhiên, theo thời gian dài và trải qua sự bản địa hóa, tục thờ cá Ông trở thành tín ngưỡng của người Việt và cả người Hoa. Tục thờ Cá Ông đã dần trở thành lệ từ thời Gia Long, với mục đích chính là cầu yên cho các ngư dân ra khơi đánh cá và mong được mẻ cá lớn. Ngư dân tin và xem Cá là mảnh pháp y của Quan Thế Âm quăng xuống biển để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố giữa biển.
Tín ngưỡng thờ Cá Ông, nét đẹp độc đáo của ngư dân biển
Theo tục lệ xưa, dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn hay tục gọi là “ông luỵ bờ” thì phải có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác của Cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi sau đó liệm bằng vải đỏ. Sau đó xác Cá Ông được mai táng trong đụn cát gần biển. Ở triều nhà Nhà Nguyễn, ai phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và miễn sưu dịch 3 năm.
Hàng năm, dân làng sẽ chọn ra một ngày làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Sau 3 năm kể từ ngày chôn cất, cốt của Ông được bốc, rửa sạch và nhập tẩm trong Dinh Vạn theo nghi thức truyền thống trang trọng. Khi tế Ông thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngoài biển. Tế xong, cũng là lúc các tiết mục mua vui như hát “chèo ghe”, đua thuyền thúng, kéo co, hát tuồng cùng các trò khác bắt đầu diễn ra.
Hàng năm, Dinh Vạn Thủy Tú có 5 kỳ tế lễ lớn là: Tế Xuân vào ngày 20 – 2 ÂL, lễ Cầu Ngư vào ngày 20 – 4 ÂL, lễ Chính Mùa vào ngày 20 – 6 ÂL, lễ Chèo Dọc vào ngày 20 – 7 ÂL và lễ cuối cùng là lễ Mãn mùa, cùng giỗ Ông vào ngày 23 – 8 ÂL.
Chiêm ngưỡng bộ xương Cá Ông lớn cả nhất Đông Nam Á
Dinh Vạn Thủy Tú không chỉ nổi tiếng là một vạn lớn và lâu đời nhất của tỉnh Bình Thuận, nơi đây còn được biết đến với bộ xương Cá Ông lớn nhất Đông Nam Á. Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng sau khi xây xong, Dinh Vạn có một Ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh. Các ngư dân trong bổn vạn cùng các bổn vạn khác được huy động mới có thể đưa Ông vào mai táng trong khuôn viên của Dinh Vạn thủy Tú.
Bộ xương Cá Ông đưuọc bảo quản nguyên vẹn với chiều dài 22m và nặng 65 tấn, được nhận định là loài cá voi lưng xám. Hiện bộ xương này đã có niên đại lên đến 100 năm.
Kết luận
Dinh Vạn Thủy Tú không chỉ là nơi thờ tự thủy tổ nghề biển, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân nghề cá. Nếu bạn có cơ hội được đặt chân tới Phan Thiết, Bình Thuận thì nhớ ghé đến nơi này một lần để có thể tận mắt chứng kiến bộ xương Cá Ông lớn nhất Đông Nam Á cũng như hiểu thêm về nét đẹp tín ngưỡng của người dân nơi đây nhé! Hy vọng những thông tin mà Làng Chài Xưa mang đến những thông tin bổ ích cho bạn.
??? Có thể bạn quan tâm:
- Khám phá bãi đá 7 màu cổ thạch “thú vị” tại Phan Thiết
- Liệt kê danh sách khách sạn Mũi Né gần biển view đẹp, chất lượng
- Hải đăng Kê Gà có gì thú vị không? Chơi gì ở hải đăng Kê Gà?
- Tìm Kiếm Các Khu Du Lịch Mũi Né Phan Thiết
- Muốn Du Lịch Bụi Bình Thuận Cần Biết Những Gì?
- Chơi Gì Ở Bình Thuận? Điểm Mặt Các Địa Danh Đáng Chú Ý